Chương trình Du học và Làm việc tại Nhật Bản

Học Viện Ngôn ngữ Tokyo (TJL) - Trung Tâm Nhật Ngữ tọa lạc tại thủ đô Tokyo sầm uất, náo nhiệt, là một trong những trường được công nhận bởi hiệp hội giáo dục Nhật ngữ đoàn thể pháp nhân của Nhật Bản.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

TÔN TRỌNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
Trước hết việc tôn trọng đối phương được thể hiện qua cách ăn mặc ; khi đến công sở hoặc gặp khách hàng, đối tác bạn cần ăn mặc chỉnh tề, tóc tai gọn gàng. Tránh hết mức việc ăn mặc diêm dúa và trang điểm quá lòe loẹt.
Kế đến, dù bạn có thích người đối diện hay không cũng nên tươi cười khi tiếp chuyện nhưng đừng cười quá to nhất là các bạn nữ, vì người Nhật cho rằng việc phụ nữ cười thành tiếng để lộ hàm răng là hành động vô duyên.


LUÔN ĐÚNG GIỜ KHI LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY NHẬT BẢN
Người Nhật coi trọng giờ giấc đến từng phút từng giây,  đối với họ đi làm trễ, trễ hẹn là hành động không thể chấp nhận được. Với cuộc hẹn, đừng bao giờ hẹn mà không tới vì đây là điều tối kỵ, hãy lên lịch sắp xếp thời gian với đối phương nếu lịch họ lên sẵn không phù hợp với bạn, đừng ngại chuyện này.
Nếu biết mình sẽ đến trễ hãy liên lạc báo trước với cấp trên và nhớ kèm theo giờ bạn dự định sẽ đến nữa nhé ! Tuy nhiên, nếu lúc nào bạn cũng lấy lý do thì không phải chỉ có người Nhật mà bất cứ ai cũng sẽ khó chịu. Vì vậy trong trường hợp này tốt nhất là nên trừ hao thời gian.



                                                                                                                                     
 

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016




 Đăng ký nhanh lên các bạn ơi!  
CHÀO MỪNG HỌC VIÊN MỚI TẠI TP.HCM
Chương trình học tiếng Nhật  miễn phí 100% dànhcho học viên ký sớm nhất .
          Chứng chỉ do “ Viện Đào Tạo Phát Triển  Giáo Dục Và HợpTác Quốc Tế  - ITEDIC Liên Kết Với Học Viện Ngôn Ngữ Tokyo- TCL “ cấp. Sau chương trình khoá học, Viện ITEDIC sẽ cấp chứng chỉ cho mỗi học  viên tham gia đầy đủ các buổi học.
Địa chỉ ghi danh: 207/49 Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP. HCM, Việt Nam.

Tel: (08) 3505 7878 - (08) 3602 3939
Hotline: 012 333 88 666 – 0903 385 666
Hỗ trợ: khanhcx@gmail.com; phuong.itedic195@gmail.coman.tedic@gmail.com

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Chủ đề về Sống và làm việc tại Nhật Bản

    Sống và làm việc tại Nhật Bản
-       Yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định cho các bạn chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi một điều rất đơn giản là các công ty tư vấn, họ cũng chỉ có thể giới thiệu việc cho những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật. Một khi năng lực tiếng của bạn tốt rồi bạn sẽ có quyền để lựa chọn những công việc phù hợp với mình và có thu nhập cao.
-       Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).
-       Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).
-       Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc (Năng lực tiếng Nhật).
-       Dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai.
-       Và để có được một con đường như thế các bạn phải bỏ thật nhiều công sức và trí lực cho việc học tiếng Nhật. Các bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn.
-       Chính vì vậy, trong vòng 10 năm nữa, Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực từ nhiều hướng, đặc biệt từ du học sinh ở các nước cùng chia sẻ những khó khăn mà quốc gia này đang gặp phải. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạo mọi điều kiện để các du học sinh có được điều kiện học tập thuận lợi hơn.











  Người Nhật Bản mang những nét tính cách rất đặc trưng:
-       Tính cách khá giống nhau. Bởi vì họ được giáo dục đào tạo bài bản, dân tộc của họ là dân tộc thuần chủng . Họ được giáo dục về tính tự tôn dân tộc rất cao.
-       Tô sùng quan hệ cả hai bên cùng có lợi
-        Làm cái gì cũng phải có kế hoạch và lịch trình cụ thể . Ngay cả lịch trình cho cá nhân cũng rất chi tiết và cụ thể.
-       Sòng phẳng không muốn nợ ai cái gì cả.
-       Rất tinh ý trong đánh giá và nhận xét . Người Nhật là bậc thầy trong việc chọn đối tác và trong đánh giá đối tác .
-        Tuân thủ nghiêm chỉnh qui định tại nơi họ làm việc
-       Họ luôn muốn nhìn thấy sự tiến bộ của nhân viên cấp dưới có thể xuất phát điểm của bạn thấp nhưng nếu bạn tiến bộ nhanh và sự tiến bộ ấy do tiếp thu những góp ý của người Nhật thì họ rất hài long.
-       Rất ý thức được việc gì là công việc họ phải làm . Ý thức rõ trách nhiệm và phạm vi công việc.
-       Sợ làm phiền đến người khác. Nên trước khi làm bất kì việc gì có tác động đến người khác họ thường xin lỗi trước.

   Cách người Nhật Bản làm việc:

1)Lối sống tập thể:
-       Xã hội Nhật bản luôn coi trong giá trị tập thể. Bởi họ cho rằng tinh thần đoàn kết là chìa khóa vạn nặng để dẫn đến thành công. Họ không đề cao giá trị cá nhân, mà luôn hướng con người đến sự đồng lòng đồng sức để đạt được nhưng kết quả cao nhất.
2)  Có trách nhiệm với công việc:
- Phong cách làm việc của người Nhật còn đi liền với sự tận tâm và ý thức cao với công việc mà họ đảm nhận. Người Nhật luôn hết mình để hoàn thành công việc được giao với hiệu quả cao nhất. Luôn tôn trọng quy tắc, nguyên tắc và tuân thủ pháp luậtVới người Nhật, nguyên tắc, kỉ luật xuất hiện mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là môi trường làm việc. Đã có nguyên tắc thì không có trường hợp nào là ngoại lệ với người Nhật. Ngoài ra, nguyên tắc của người Nhật Bản còn là ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật đề ra như đóng thuế, đóng bảo hiểm,… Tất cả với họ là sự tự giác.
3)  Luôn luôn sáng tạo và đổi mới trong công việc:
- Người Nhật luôn có ý thực rằng trong công việc họ luôn phải đổi mới để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng công việc. Chính vị vậy, họ luôn tạo cho mình những môi trường tốt nhất để bản thân có thể bộc lộ hết tài năng, đem tài năng đó tạo ra những thế mới nhất, tốt nhất cho thời đại.
4)  Sống để làm việc:

- Sau khi một ngày làm việc vất vả, người Nhật không ngần ngại đến các quán bar, vũ trường, quán karaoke để xả stress. Với họ, khi làm việc thì phải hết sức và khi chơi cũng phải thế. Đó chính là cách để họ cân bằng cuộc sống của họ.
Nếu bạn có cơ hội được làm việc cho công ty Nhật, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy những điều được đề cập ở trên. Phong cách làm việc của họ đáng để chúng ta học tập.
























Chủ đề văn hóa đất nước con người Nhật Bản

a)   Đất nước
          Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát    triển đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ trong khi đó dân số Nhật Bản là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy?

-                         Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á ; Diệntích la: 377.834km² Dân số 1268 triệu ngườiThủ đô: Tokyo .Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, KôbeTôn giáo chủ yếu đạo Phật .

-          Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.

-               Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Honshu; hokkaido kyushu shikoku okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sốngNhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than điều phải nhập khẩu.

-             Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
-       Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc.
-       Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

-                         Các nhà nghiên cứu Nhật luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.
-       Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó điều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác . Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới

-                   Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào ( sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; Là "đất nước hoa cúc" vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).





















   Con người Nhật Bản

-                             Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau đẻ đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài. Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị,đây là tập tục có từ lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm.
           Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ, người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt đẻ thu hút nguồn nhân lực . Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín. Nói tóm lại đất nước Nhật Bản là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới .




























Trang phục

-                           Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng của nó như là một phần của văn hoá Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào những dịp đặc biệt.

-                          Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong tranh minh hoạ ở các sách của phương Tây. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Tuỳ theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng, trái hẳn với một số nước phương Tây ở đó màu lam nhạt được coi là thích hợp với trẻ em.

-                          Ở một số nước, màu đỏ và những màu sáng khác thường được coi là những màu thích hợp nhất đối với phụ nữ trưởng thành, nhưng ở Nhật Bản, nhất là khi mặc kimono, màu sắc chỉ hạn chế ở những màu dịu, không sặc sỡ. Họ cũng không mặc áo màu đen như những phụ nữ đã lập gia đình ở một số nước Latinh. Xu hướng này thậm chí còn được thể hiện ở trang phục kiểu phương Tây mà hầu hết phụ nữ Nhật Bản hiện hay mặc. Các thiếu nữ thường mặc những quần áo có màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ tuổi.
-                       Trong những năm gần đây, áo kimono được làm bằng vải tổng hợp, vì vậy những người không có tiền mua lụa cũng có thể mua được. Áo kimono, khăn thắt lưng và những đồ kèm theo làm bằng lụa được bán với giá cực kỳ đắt nên phụ nữ trẻ chỉ có thể mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp hoặc lễ trưởng thành (khi tới 20 tuổi) v.v... Qua trang phục kiểu phương Tây hàng ngày ta thấy hầu hết các xu thế mốt của châu Âu và châu Mỹ đã được du nhập nhanh chóng vào các trang phục của thanh niên Nhật Bản. Nhật Bản hiện là thị trường lớn của các hãng thời trang hàng đầu thế giới.

























Gia đình

-                               Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ gia đình.

-                             Tuy vậy, từ chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn. Dòng người rời bỏ nông thôn ra thành phố đã làm cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi nhà nhỏ được xây dựng ngày một nhiều.

-                          Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai con, sống trong các căn hộ không được thoải mái lắm về diện tích. Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Trung bình muốn có một mái ấm của riêng mình, họ phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 tỷ đồng Việt Nam. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng trẻ sống trong các căn hộ cho thuê, hoặc nhà của công ty. Theo thống kê năm 2000, tỷ lệ có nhà riêng là 61,3%, và số tiền để dành trung bình là gần 10 triệu yên (khoảng 1,2 tỷ đồng Việt Nam). Tỷ lệ có 3 thế hệ trong một gia đình là 15%. Số nhà có phòng riêng cho trẻ con: 76%. Số người thuộc tầng lớp trung lưu: 88,5%.

-                            Tỷ lệ phụ nữ đi làm việc ở Nhật Bản ngày càng tăng. Tuy vậy, đa số họ đều nghỉ việc sau khi kết hôn hoặc sinh con. Họ thường đảm nhiệm các công việc của gia đình, không cần phải thuê người giúp việc. Các bà vợ thường nắm hầu bao gia đình và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng tháng của chồng. Vậy nhưng cả vợ lẫn chồng thường có tài khoản bí mật để chi tiêu vào việc riêng của mình.

-                           Những người đi làm việc ở công ty thường đi làm về rất muộn hoặc đi nhậu với bạn bè, đồng nghiệp vào buổi tối. Vì vậy, cảnh người chồng không cùng ăn tối với gia đình là điều rất bình thường. Những ông bố Nhật Bản có rất ít thời gian cho con cái và gia đình. Do phải đi làm xa, họ thường rời nhà khi con chưa thức dậy, và trở về khi chúng đã đi ngủ. Nhân viên các công ty còn thường có những chuyến công tác dài ngày, hoặc thuyên chuyển công việc trong và ngoài Nhật Bản. Do việc học hành của con cái, hay trông nom bố mẹ già mà không ít người phải chấp nhận sống độc thân xa gia đình trong thời gian dài.

-                         Vì lý do này hay lý do khác, ngày càng nhiều thanh niên Nhật chọn cách sống một mình, và sự lựa chọn đó đang dần hình thành tương lai của xã hội Nhật Bản. Hiện có tới 25% nam và 16% nữ thanh niên xứ Phù Tang ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Niềm đam mê của một bộ phận người trẻ tuổi thành đạt Nhật Bản giờ đây là thức ăn ngon, rượu và công việc. Xu hướng này ngày càng gia tăng trong một đất nước mà hôn nhân và gia đình vốn là giá trị truyền thống lâu đời.
































Tiếng Nhật

-                          Là ngôn ngữ duy nhất của một dân tộc sinh sống trên khắp quần đảo, tiếng Nhật là một ví dụ hiếm có của mối tương quan dân tộc-lãnh thổ-ngôn ngữ rõ nét và đơn nhất. Mặc dù có những khác nhau nhỏ giữa các tiếng địa phương nhưng xét trên toàn cục, về mặt ngôn ngữ học, có sự thống nhất ở những điểm chủ yếu. Tuy người Nhật thường cho rằng ngôn ngữ của họ khó đối với người nước ngoài, nhưng một hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản và các quy tắc văn phạm khá linh hoạt làm cho tiếng Nhật trở thành dễ học hơn so với một số ngôn ngữ khác, ít nhất là cho mục đích hội thoại, dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ viết khác gây khó khăn cho việc đọc và viết.

-                    Về nguồn gốc ngữ văn của ngôn ngữ, các học giả có những nhìn nhận rất khác nhau. Một số học giả cho rằng tiếng Nhật thuộc họ Ural-Altaic ở phương Bắc cùng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Triều Tiên, trong khi đó một số học giả lại khẳng định rằng nó là một thành viên của họ Tây Tạng-Miến Điện hoặc Mã lai-Polynexia ở phương Nam và những người khác lại khẳng định rằng nó có xuất xứ từ sự pha trộn của cả hai.


-                             Từ vựng tiếng Nhật đã được làm giàu bằng cách vay mượn từ các ngôn ngữ khác: của Trung Quốc thời xưa, của Bồ Đào Nha và Hà Lan trong những thế kỷ gần đây, và của các ngôn ngữ phương Tây từ thời Minh Trị khi nước Nhật tiếp xúc nhiều với thế giới phương Tây. Việc Nhật hoá đã cho ra đời nhiều từ mới từ những từ vay mượn và xu hướng này đang tăng mạnh trong những năm gần đây.

-                           Tiếng Nhật được coi là có sự mô tả tỉ mỉ hơn các ngôn ngữ khác đối với các phạm trù như lúa gạo, thực vật, cá và thời tiết. Điều này dường như bắt nguồn từ ý thức đã ăn sâu và bền chặt về các nguồn thức ăn cần thiết để duy trì cuộc sống trong điều kiện khí hậu gió mùa. Ngược lại, những từ liên quan đến các thiên thể, đặc biệt là các vì sao lại rất ít. Người Nhật mặc dù là dân sống ở đảo nhưng lại không đi lại được trên biển bằng việc quan sát thiên văn.


-                       Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tuỳ theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính trọng, tuỳ thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ.

-                                Hệ thống chữ viết của Trung Quốc dường như được đưa đầu tiên vào Nhật Bản qua Triều Tiên, có thể vào khoảng thế kỷ III, sau hệ thống chữ cái Latinh được đưa vào Anh hai hoặc ba thế kỷ. Người Nhật đã chọn loại chữ viết tượng hình này để biểu đạt ngôn ngữ của mình. Điều này có thể thực hiện được vì chữ tượng hình, như tên gọi của nó, biểu hiện ý nghĩa hơn là âm thanh. Do âm của các từ tiếng Nhật không giống như âm của các từ tiếng Trung Quốc có cùng nghĩa nên cần phải xác lập phương pháp thể hiện âm tiếng Nhật. Việc này được thực hiện bằng cách tạo nên những mẫu chữ cái đơn giản trên cơ sở sao chép hoặc sửa đổi một số chữ tượng hình và gán cho mỗi chữ cái một âm cố định. Bằng cách này, hai bảng chữ cái ghi âm riêng biệt đã ra đời và hiện nay vẫn đang được sử dụng song song. Vì vậy, tiếng Nhật được viết với sự phối hợp hai kiểu ký tự khác nhau - trước tiên là chữ kanji hay là Hán tự, là những chữ tượng hình biểu đạt nghĩa, và tuỳ theo các chữ kanji ghép cùng hay yếu tố khác mà có thể có những cách phát âm khác nhau. Thứ hai là chữ kana hay các ký hiệu ngữ âm được dùng để hướng dẫn việc phát âm đúng những chữ kanji hiếm hoặc lạ, hoặc để chỉ những biến đổi về văn phạm v.v...

-                        Bảng chữ cái nét mềm hiragana phục vụ hai mục đích đầu tiên này, còn bảng chữ cái nét cứng katakana được dùng để phiên âm các từ ngoại lai. Mặc dù hệ thống chữ tượng hình có thể truyền đạt một ý nghĩa đầy đủ chỉ bằng một ký tự, nhưng điều bất tiện là cần phải có một ký tự riêng để biểu thị mỗi ý nghĩa. Vì vậy ở Nhật Bản trong thời kỳ trước chiến tranh, số ký tự được dùng phổ biến cho các mục đích hàng ngày là khoảng 4000 ký tự. Từ thời kỳ chiến tranh, để phục vụ cho giáo dục học đường và các mục đích khác, số ký tự được chính thức dạy trong chương trình giáo dục bắt buộc và dùng trong báo chí v.v... được giới hạn ở 1850 ký tự. Nhiều sách xuất bản ở nước ngoài nhấn mạnh đến khó khăn của học sinh Nhật phải học một số lượng lớn các ký tự này. Tuy nhiên, trên thực tế khi đã nắm vững những nguyên tắc cơ bản hình thành các ký tự thì việc học trở nên dễ dàng hơn là người ta tưởng.



























Ẩm thực

-                              Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách nước ngoài gán cho là do ảnh hưởng của đạo Phật. Mặc dù những điều dạy của đạo Phật cũng có ít nhiều tác động đến vấn đề này trong một thời gian dài, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên người ta phải tập trung đất cho việc sản xuất ngũ cốc cần thiết, khiến đất dành cho chăn nuôi gia súc rất ít ỏi.

-         Chất đạm và chất khoáng cần thiết được lấy chủ yếu từ cá và rong biển. Từ những nguyên liệu cơ bản này, người Nhật Bản đã sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Mùi vị các món ăn Nhật Bản đơn giản hơn so với hầu hết các món ăn của phương Tây. Đồ ăn của Nhật Bản chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật.

-                       Sự tiếp xúc ngày một tăng với các nước khác trên thế giới kể từ thời Minh Trị đã làm thay đổi bữa ăn của người Nhật Bản, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế thịnh vượng và mức sống đã được nâng lên. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ.

-                      Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá nên sự khác biệt về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng. Xu hướng này, ở một mức độ nhất định, cũng đang phát triển tới các tỉnh. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột; và món cơm cari.

-                         Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.
-                   Trước đây, tiếng Nhật với sự kết hợp giữa hai loại ký tự được viết theo cách viết chính thức từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Ngày nay, một số lớn các tài liệu cả chính thức lẫn không chính thức, đặc biệt là các tài liệu không chính thức được viết theo chiều ngang từ trái sang phải, tuy rằng báo chí và các tác phẩm văn học vẫn sử dụng kiểu viết dọc truyền thống.